UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - CHẤT LƯỢNG - GIÁ RẺ - NHANH CHÓNG

Hotline hỗ trợ:

0908 698 267

Cách chỉnh dòng hàn cho từng đường kính que hàn đúng cách

    Đối với từng loại que hàn, anh em cần phải biết cách chỉnh dòng hàn sao cho phù hợp để kết quả mối hàn làm ra được đảm bảo chất lượng. Anh em có thể tham khảo bài viết này của Máy Hàn Minh Phát để áp dụng cho từng loại que hàn và bề dày phôi hàn một cách chính xác nhất nhé!

     

    Chỉnh dòng hàn phụ thuộc vào yếu tố gì?

    Có rất nhiều loại que hàn, nếu chia theo đường kính thì gồm có 1.6; 2.6; 3.2; 4.0; 5.0 và 6.0mm. Đường kính càng lớn thì điều chỉnh dòng hàn càng cao và ngược lại. Trên mỗi hộp que hàn sẽ có bảng hướng dẫn về cách chỉnh dòng hàn cho mỗi loại que hàn. Tuy nhiên, cách chỉnh dòng hàn này cũng chỉ tương đối, vì dòng hàn chính xác cho mỗi loại que hàn còn phải phụ thuộc vào các yếu tố sau:

    • Nguồn điện sử dụng có đang khỏe hay yếu.

    • Tùy vào loại máy hàn mà bạn đang sử dụng, vì không phải máy hàn nào cũng có khả năng mồi hồ quang giống nhau trên cùng một dòng hàn.

    • Áp dụng thực tế, tùy vào loại mối hàn, cách hàn, bề dày vật hàn... 

     

    Cách chỉnh dòng điện cho từng loại que hàn

    Anh em có thể tham khảo quy chuẩn về cách chỉnh dòng hàn cho từng đường kính que hàn. Đây là khoảng thông số đã được Nhà sản xuất que hàn tính toán và đưa ra được khoảng dòng hàn phù hợp. 

    Hàn que 2.5 thì để dòng bao nhiêu? 

    • Hàn bằng nên chỉnh dòng 50 - 90A

    • Hàn đứng hoặc hàn trần nên chỉnh dòng 50 - 80A

     

    Hàn que 3.2 thì để dòng bao nhiêu? 

    • Hàn bằng nên chỉnh dòng 90 - 130A

    • Hàn đứng hoặc hàn trần nên chỉnh dòng 80 - 120A

     

    Hàn que 4.0 thì để dòng bao nhiêu? 

    • Hàn bằng nên chỉnh dòng 140 - 190A

    • Hàn đứng hoặc hàn trần nên chỉnh dòng 120 - 170A

     

    Hàn que 5.0 thì để dòng bao nhiêu? 

    • Hàn bằng nên chỉnh dòng 180 - 240A

    • Hàn đứng hoặc hàn trần nên chỉnh dòng 166 - 210A

     

    Hoặc anh em có thể dựa vào công thức:

    • Cách tính đường kính que hàn: D = S:2+1. Trong đó D là đường kính que hàn và S là bề dày phôi hàn.

    • Cách tính cường độ dòng hàn: I = S x 40. Trong đó S là bề dày phôi hàn.

     

    Ngoài ra, cách chỉnh dòng hàn còn phụ thuộc vào vị trí hàn. Ví dụ: Đối với tư thế hàn đứng nên giảm dòng hàn đi từ 10 - 15% so với công thức tính trên. Mục đích là giảm nóng chảy hồ quang, chống biến dạng mối hàn. Đối với hàn chữ T, hàn góc thì ngược lại, nên tăng dòng hàn đi từ 10 - 15% để tăng độ nóng chảy của que hàn cũng như là phôi hàn, để mối hàn được kết dính tốt hơn.

    Bài viết liên quan

    Kỹ thuật

    Số điện thoại

    0908698267
    Kỹ thuật

    Hotline

    0908 698 267
    Zalo

    Chat kinh doanh

    0908698267
    Zalo

    Chat kỹ thuật

    0908698267
    Zalo

    Chat messenger